Trang này chỉ dành cho mục đích thông tin. Một số dịch vụ và tính năng có thể không khả dụng ở khu vực pháp lý của bạn.

So sánh phí hợp đồng tương lai tiền mã hóa: hướng dẫn để có giao dịch hiệu quả về chi phí

Hợp đồng tương lai (futures) được xem như là cơ hội mới để các nhà giao dịch tiếp cận với tiền mã hóa và tăng trưởng danh mục đầu tư của họ. Đối với khối lượng hàng ngày, một số sàn giao dịch hiện thu hút khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai cao hơn so với thị trường giao ngay hoặc các thị trường khác.

Mặc dù hầu hết các sàn giao dịch lớn đều cung cấp giao dịch hợp đồng tương lai nhưng mức phí và tính năng có thể khác nhau. Và nếu bạn không cẩn thận, phí giao dịch có thể dễ dàng tăng lên và bào mòn lợi nhuận của bạn. Để giúp bạn tránh các tổn thất này, bài viết này sẽ xem xét các khoản phí khác nhau liên quan đến giao dịch hợp đồng tương lai tiền mã hóa và mức phí mà các sàn giao dịch phổ biến nhất áp dụng

Phí giao dịch hợp đồng tương lai tiền mã hóa là gì?

Mỗi sàn giao dịch tiền mã hóa đều tính phí khi cung cấp giao dịch hợp đồng tương lai, trực tiếp hoặc gián tiếp. Các khoản phí khác nhau được áp dụng ở các giai đoạn khác nhau của giao dịch hợp đồng tương lai, và chức năng hỗ trợ của sàn giao dịch bạn chọn sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các khoản phí bạn sẽ gặp phải

Đồng thời, một số sàn giao dịch có cấu trúc phí theo cấp bậc nhằm khuyến khích các nhà giao dịch lớn. Bạn giao dịch càng nhiều, chiết khấu của bạn càng lớn. Các sàn giao dịch khác thậm chí còn giảm các khoản phí này nếu bạn đáp ứng các tiêu chí nhất định và một số sẽ chạy các chương trình khuyến mãi trong thời gian giới hạn để thu hút người dùng mới

Các loại phí hợp đồng tương lai tiền mã hóa

Giao dịch tiền mã hóa có nhiều loại phí áp dụng cho các loại hoạt động khác nhau. Chúng tôi đã tổng hợp một số khoản phí phổ biến nhất mà bạn sẽ gặp bên dưới

Phí maker và taker

Phí phổ biến nhất mà các sàn giao dịch tính là phí của maker (người tạo lệnh) và taker (người chấp nhận lệnh). Hầu hết mọi sàn giao dịch tiền mã hóa lớn đều tính phí đồng thời khuyến khích thanh khoản đi vào sổ lệnh

Nếu bạn đặt một lệnh giới hạn, phí maker là phí được tính cho lệnh của bạn. Tương tự, phí taker là phí trên lệnh của bạn nếu bạn đặt một lệnh thị trường. Thông thường, phí của maker sẽ rẻ hơn phí của taker

Lệnh giới hạn cung cấp tính thanh khoản để sàn giao dịch có sổ lệnh lành mạnh với mức chênh lệch tốt. Tuy nhiên, lệnh thị trường sẽ loại bỏ tính thanh khoản đó khỏi thị trường ngay lập tức. Vì vậy, các sàn giao dịch khuyến khích các lệnh giới hạn bằng cách tính phí rẻ hơn cho chúng. Khi một sàn giao dịch yêu cầu nhiều thanh khoản hơn, nó sẽ giảm hoặc đôi khi loại bỏ hoàn toàn phí maker

Phí đòn bẩy

Phí đòn bẩy được áp dụng khi giao dịch hợp đồng tương lai tiền mã hóa có sử dụng đòn bẩy. Một khoản phí có thể được tính tại thời điểm sử dụng đòn bẩy và đóng nó. Một số sàn giao dịch cũng tính phí hàng ngày hoặc hàng giờ như một khoản lãi để duy trì vị thế đòn bẩy của bạn

Phí đòn bẩy có thể tăng lên nhanh chóng nếu bạn có ý định thực hiện các giao dịch có đòn bẩy, đặc biệt là trong thời gian dài

Phí chênh lệch (Spread)

Một số sàn giao dịch cung cấp giao dịch tiền mã hóa miễn phí nhưng kiếm tiền từ chênh lệch giá. Trong tình huống này, khi bạn muốn mua một loại tiền mã hóa, giá đưa ra sẽ cao hơn một chút so với giá thị trường. Tương tự, khi bạn bán ra thì giá sẽ thấp hơn giá thị trường. Phí chênh lệch là khoản tiền mà sàn giao dịch kiếm được từ sự chênh lệch giữa nền tảng và giá thị trường

Thông thường, phí chênh lệch cao hơn hệ thống phí maker và taker. Trong khi đó, hệ thống này không minh bạch vì người dùng không được hiển thị ‘phí’ họ phải trả cho sàn giao dịch. Bạn nên sử dụng sàn giao dịch có cấu trúc phí rõ ràng

Phí (lãi) funding cho giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu

Hợp đồng tương lai vĩnh cửu là hình thức hợp đồng tương lai phổ biến nhất được giao dịch trên thị trường tiền mã hóa. Tóm lại, đó là những hợp đồng không có thời hạn kết thúc. Hợp đồng tương lai vĩnh cửu sử dụng cơ chế phí (hay lãi) funding (funding rate) để đảm bảo giá hợp đồng tương lai gần với giá thị trường. Và tùy thuộc vào loại giao dịch bạn đã thực hiện, bạn thanh toán định kỳ hoặc được thanh toán theo phí funding

Phí funding dương được áp dụng nếu giá hợp đồng tương lai cao hơn giá giao ngay. Nó khuyến khích các nhà giao dịch nắm giữ các vị thế bán. Phí funding được trả cho những người mở vị thế bán bởi các nhà giao dịch ở vị thế mua

Tương tự, phí funding âm sẽ được áp dụng nếu hợp đồng tương lai thấp hơn giá giao ngay. Các nhà giao dịch có vị thế bán trả phí funding cho những người có vị thế mua. Điều này khuyến khích các vị thế mua khi thị trường tương lai giảm giá

Phí funding không hẳn là một khoản phí được trả cho sàn giao dịch và không cố định. Nó được tính toán tám giờ một lần trên hầu hết các sàn giao dịch và tùy thuộc vào điều kiện thị trường, bạn thanh toán định kỳ hoặc được thanh toán theo phí funding.

Phí nạp và rút tiền

Một số sàn giao dịch tính phí gửi và rút tiền mã hóa. Một khoản phí có thể được áp dụng khi bạn (nạp) gửi và rút tiền từ sàn giao dịch bằng các phương thức thanh toán như thẻ hoặc chuyển khoản ngân hàng

Hầu hết các sàn giao dịch không tính phí rút tiền mã hóa. Tuy nhiên, phí mạng sẽ được áp dụng, tùy thuộc vào loại tiền mã hóa và mạng bạn sử dụng. Số tiền này được trả cho mạng chứ không phải cho sàn giao dịch

So sánh phí hợp đồng tương lai trên các sàn giao dịch tiền mã hóa

Bây giờ bạn đã hiểu các loại phí khác nhau liên quan khi giao dịch hợp đồng tương lai, hãy so sánh phí trên các sàn giao dịch hàng đầu

OKX

OKX là nền tảng giao dịch hợp đồng tương lai tiền mã hóa hàng đầu cung cấp bộ công cụ giao dịch toàn diện cho cả người mới bắt đầu và người giao dịch có kinh nghiệm. Chúng tôi cũng cung cấp bot và các chiến lược được xác định trước như chênh lệch giá hợp đồng tương lai (futures spread), cùng với các công cụ nâng cao khác. Chúng tôi cung cấp một loạt các hợp đồng tương lai có kỳ hạn cho các loại tiền mã hóa phổ biến với nhiều ngày hết hạn khác nhau

Sản phẩm giao dịch hợp đồng tương lai của chúng tôi đi kèm với phí giao dịch cạnh tranh, bạn có thể xem bên dưới. 

Loại phí

Phí Maker

Phí Taker

Thanh toán bằng USDT

0.02%

0.05%

Thanh toán bằng USDC

0.018%

0.05%

COIN-M futures

0.02%

0.05%

Chúng tôi cũng cung cấp hệ thống tính phí theo cấp bậc để người dùng có thể được hưởng chiết khấu giao dịch. Người dùng sẽ được phân loại là người dùng thông thường hoặc người dùng VIP. Người dùng thông thường được phân loại thành các cấp theo tổng số OKB nắm giữ của họ, trong khi người dùng VIP được phân loại theo khối lượng giao dịch trong 30 ngày và số dư tài sản hàng ngày. Tùy thuộc vào cấp bậc của bạn, phí của bạn có thể xuống thấp tới -0,005% đối với người tạo lập (maker) và 0,015% đối với taker. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các cấp bậc khác nhau trên trang phí OKX. 

Binance

Binance là một sàn giao dịch hợp đồng tương lai tiền mã hóa lớn với khối lượng giao dịch hàng ngày cao. Sàn giao dịch cung cấp hơn 300 hợp đồng tương lai vĩnh cửu và 22 cặp hợp đồng tương lai thông thường khác có kỳ hạn

Phí hợp đồng tương lai của Binance cho người dùng thông thường được nêu dưới đây

Loại phí

Phí Maker

Phí Taker

Thanh toán bằng USDT

0.02%

0.05%

Thanh toán bằng USDC

0.018%

0.045%

COIN-M futures

0.02%

0.05%

Binance has a tiered fee structure. Regular users can progress up to VIP level 9 based on their 30-day trading volume or for holding the exchange’s token, BNB. Depending on your VIP level, you can get a discount on your trading fee. Additionally, Binance offers an additional 10% fee discount if you choose to pay the fee with BNB. 

Binance có cấu trúc phí theo cấp bậc. Người dùng thông thường có thể nâng cấp lên VIP 9 dựa trên khối lượng giao dịch trong 30 ngày của họ hoặc nắm giữ token của sàn, BNB. Tùy thuộc vào cấp độ VIP của bạn, bạn có thể được giảm phí giao dịch. Ngoài ra, Binance còn giảm thêm 10% phí nếu bạn chọn thanh toán phí bằng BNB.

Bybit

Bybit có hơn 300 loại tiền mã hóa có sẵn trên thị trường tương lai của mình, đưa nó trở thành một trong những nền tảng hàng đầu theo tiêu chí này. Tất cả các khoản phí đều được thanh toán bằng USDT và USDC. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai có kỳ hạn bị giới hạn và chỉ dành cho BTC và ETH. 

Dưới đây là bảng phân tích phí giao dịch hợp đồng tương lai của người dùng thông thường trên Bybit.

Loại phí

Phí Maker

Phí Taker

Thanh toán bằng USDT

0.02%

0.055%

Thanh toán bằng USDC

0.02%

0.055%

COIN-M futures

0.02%

0.055%

Hệ thống tính phí theo cấp bậc từ ByBit dựa trên số dư được duy trì trên sàn giao dịch hoặc khối lượng giao dịch trong 30 ngày. Bạn chỉ cần đáp ứng một trong các tiêu chí này để nâng cấp bậc giảm phí. 

Bitget

Bitget là một nền tảng giao dịch hợp đồng tương lai mới trở nên phổ biến gần đây nhờ các công cụ giao dịch của nó. Tuy nhiên, các loại tiền mã hóa có sẵn để giao dịch không toàn diện như các sàn giao dịch khác. Khoảng 200 cặp giao dịch có sẵn dưới dạng hợp đồng vĩnh cửu, và BTC và ETH có sẵn dưới dạng hợp đồng có kỳ hạn. 

Cơ cấu phí của Bitget dành cho người giao dịch thông thường như sau.

Loại phí

Phí Maker

Phí Taker

Thanh toán bằng USDT

0.02%

0.06%

Thanh toán bằng USDC

0.02%

0.06%

COIN-M futures

0.02%

0.06%

Bitget cũng có cấu trúc phí theo cấp bậc lên đến cấp VIP 5. Sẽ được giảm phí nếu đáp ứng bất kỳ điều kiện nào sau đây: khối lượng giao dịch trong 30 ngày, số dư tài sản hàng ngày hoặc nắm giữ token BGB. Tuy nhiên, phí cao hơn một chút đối với cả người dùng thường và VIP so với các sàn giao dịch khác. 

BitMEX

BitMEX đã phát minh ra hợp đồng tương lai vĩnh cửu, đã trở thành một tiêu chuẩn của ngành. Tuy nhiên, sàn giao dịch chỉ có 100 cặp vĩnh cửu và sáu loại tiền mã hóa có kỳ hạn. 

Đối với các nhà giao dịch thông thường, phí giao dịch hợp đồng tương lai trên BitMEX như sau.

Loại phí

Phí Maker

Phí Taker

Thanh toán bằng USDT

0.02%

0.075%

Thanh toán bằng USDC

0.02%

0.075%

COIN-M futures

0.02%

0.075%

BitMEX có hệ thống chiết khấu phức tạp kết hợp khối lượng giao dịch trong 30 ngày, số BMEX được stake và tham gia các chương trình VIP. 

Phí và hơn thế nữa

Nhìn chung, mức phí mà hầu hết các sàn giao dịch tính đều có tính cạnh tranh và chặt chẽ. Đối với hầu hết các nhà giao dịch thông thường, cấu trúc phí sẽ không tạo ra sự khác biệt đáng kể nếu họ thay đổi nền tảng. Đó là lý do tại sao nhiều người tin rằng phí là điều cuối cùng bạn nên cân nhắc nếu bạn là nhà giao dịch thường xuyên. Thay vào đó, bạn nên tìm kiếm các tính năng sau.

  • Tài sản được niêm yết: Sàn giao dịch càng niêm yết nhiều loại tiền mã hóa thì bạn càng có nhiều lựa chọn để giao dịch. Nhiều lựa chọn hơn cũng có thể có nghĩa là có nhiều cơ hội hơn để tìm các dự án đầy hứa hẹn và các token liên quan của chúng để giao dịch và tăng trưởng danh mục đầu tư của bạn.  

  • Thanh khoản tốt hơn: Thanh khoản cao hơn dẫn đến việc khớp và thực hiện lệnh nhanh hơn, nghĩa là bạn có nhiều khả năng chốt mức giá chính xác mà bạn đặt mục tiêu hơn. 

  • Đòn bẩy: Một số sàn giao dịch cung cấp đòn bẩy lên tới 200 lần. Mặc dù đòn bẩy có thể mang lại cả phần thưởng lớn hơn và rủi ro cao hơn, việc có tùy chọn áp dụng đòn bẩy cũng là điều cần thiết - nếu bạn tự tin với đòn bẩy.

  • Tính khả dụng: Với các quy định phức tạp về tiền mã hóa, không phải tất cả các sàn giao dịch đều có sẵn trên toàn thế giới. Hãy chọn một sàn giao dịch có sẵn trong phạm vi thị trường của bạn và cung cấp các sản phẩm bạn muốn giao dịch. 

  • Các công cụ khác: Các sàn giao dịch như OKX cung cấp các công cụ giao dịch nâng cao như bot và các loại lệnh. Những công cụ này có thể hữu ích trong khi giao dịch và mang lại cho bạn lợi thế để giao dịch hợp đồng tương lai thành công. 

Tìm hiểu thêm về các nền tảng hợp đồng tương lai tiền mã hóa hàng đầu.

Kết

Một trong những bước cơ bản trước khi giao dịch tiền mã hóa là hiểu rõ các khoản phí liên quan. Với các loại phí khác nhau được cung cấp bởi nền tảng, chẳng hạn như phí maker, phí taker, phí đòn bẩy và phí funding, số tiền bạn trả để giao dịch có thể nhanh chóng tăng lên. Và nếu bạn là nhà giao dịch có khối lượng giao dịch lớn, các khoản phí phát sinh có thể ảnh hưởng đến thu nhập của bạn. Trong khi đó, bạn có thể khám phá các chiến lược giao dịch hợp đồng tương lai tốt nhất để giúp bạn bắt đầu.

Do đó, cần phải thẩm định kỹ lưỡng để hiểu những gì bạn có thể phải trả, nhưng hãy nhớ rằng các khoản phí thường giống nhau giữa các sàn giao dịch. Do đó, điều quan trọng là phải xem xét nhiều yếu tố khác cùng với phí trước khi quyết định giao dịch trên nền tảng nào. Những yếu tố này bao gồm danh mục tiền mã hóa được niêm yết, đòn bẩy và tính thanh khoản. Bằng cách đó, bạn sẽ có cơ hội tốt để chọn nền tảng tiết kiệm chi phí nhất cũng như đáp ứng được nhu cầu giao dịch của mình.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Nội dung này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và có thể bao gồm các sản phẩm không khả dụng ở khu vực của bạn. Nội dung không nhằm mục đích cung cấp (i) lời khuyên hay đề xuất đầu tư; (ii) lời đề nghị hoặc chào mua, bán hoặc nắm giữ tài sản số, hoặc (iii) lời khuyên tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Việc nắm giữ tài sản số, bao gồm stablecoin và NFT, có mức độ rủi ro cao và biến động lớn. Bạn nên cân nhắc kỹ xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản số có phù hợp với mình hay không (tùy theo điều kiện tài chính của bạn). Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư nếu có thắc mắc về trường hợp cụ thể của mình. Thông tin (bao gồm dữ liệu thị trường và thông tin thống kê, nếu có) xuất hiện trong bài đăng này chỉ nhằm cung cấp thông tin chung. Mặc dù đã hết sức cẩn thận khi chuẩn bị dữ liệu và biểu đồ này nhưng chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm hoặc trách nhiệm pháp lý nào đối với mọi sai sót thực tế hoặc thiếu sót được trình bày trong tài liệu này. Cả Ví OKX Web3 và Thị trường NFT trên OKX đều phải tuân theo các điều khoản dịch vụ riêng tại www.okx.com.
© 2024 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2024 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2024 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm